Đăng nhập
Đăng ký
GIỎ HÀNG CỦA BẠN
Có: 0 sản phẩm
Tổng giá trị: VNĐ
Gỗ Sưa
Gỗ Sưa
(Myshopping.com.vn) - Câu hỏi vì sao Gỗ Sưa lại đắt đến thế? - Gỗ sưa thuộc gỗ nhóm IA, có các đặc tính của cây gỗ quý, sử dụng gỗ sưa, như sự thể hiện giàu sang phú quý. Còn một số công dụng khác đang được chúng tôi nghiên cứu xác thực.

Gỗ cây sưa đỏ cắt lớp dưới kính hiển vi

 

Cách phân biệt gỗ Sưa đỏ thật và Sưa đỏ giả.
- Phân biệt cây gỗ sưa đỏ người bình thường không thể phân biệt được, người có kinh nghiệm đôi khi cũng nhầm lẫn.
- Những người buôn bán gỗ sưa không cẩn thận là có thể bị lừa kiểu như: gọi đến xem gỗ sưa lúc buổi tối, lúc này lấy mẫu kiểm tra dễ bị lừa vì người bán dát 1 lớp gỗ sưa thật lên 4 mặt khối gỗ….
- Sự khác nhau giữa gỗ sưa và một số loại cây gỗ khác là gỗ sưa có vân gỗ 4 mặt chứ không phải 2 mặt.

 

Quả cầu phong thủy làm bằng gỗ sưa đỏ

 

Giá trị của Gỗ Sưa nằm ở đâu?
- Phần được sử dụng của cây gỗ sưa là phần lõi đỏ, các phần khác bỏ đi, hoặc làm hàng thấp cấp hơn.

 

Khối gỗ sưa trị giá lớn

 

Và người ta sử dụng vào mục đích gì?
- Mục đích sử dụng rất đa dạng, gỗ sưa được dùng làm vật dụng gia đình, hàng trang trí…. đến đồ phong thủy…

 

 

Khúc gỗ sưa trị giá 750 triệu đồng. Nặng 58 kg. Tương đương 13 triệu/kg

Giá hiện tại của gỗ sưa là 13 triệu – 15 triệu đồng/kg.
Giá cả phụ thuộc vào người mua gỗ sưa và người bán gỗ sưa, nếu người bán không biết chắc đó là gỗ sưa thì thương lái sẽ ép giá rất rẻ. Hoặc có người giả gỗ sưa đỏ để bán với giá rẻ… không cẩn thận là bị lừa.
Hiện tại đã có văn bản hướng dẫn về thủ tục khai thác và vận chuyển đối với cây gỗ sưa hợp pháp.

Trồng cây gỗ Sưa

Những năm gần đây, cây sưa gây xôn xao dư luận, đi đâu người ta cũng bàn bạc về cây sưa. Nguyên do cũng chỉ vì người Trung Quốc sang ta lùng sục và tìm mua cây sưa với giá… trên trời!

 

Trồng cây gỗ sưa làm trụ tiêu. Tại sao không?

Nó đắt tới mức ta không thể tưởng tượng nổi. Họ còn mua cả gỗ sưa bằng… cân! Rễ sưa, bột gỗ sưa cũng đều được họ mua tất. Không ai biết họ dùng gỗ sưa làm gì. Chỉ biết rằng, ở đâu có cây gỗ sưa là họ tìm tới. Kẻ gian nhân thể đi chặt trộm gỗ sưa ở khắp nơi. Nhiều nhà phải làm lồng sắt để giữ cây sưa…

Mãi tới ngày 14.5.2007, Bộ NNPTNT mới có công văn về công tác bảo vệ và gây trồng phát triển cây sưa. Theo đó, nếu cây sưa do bà con mình tự trồng thì quyền bán nó sẽ thuộc về bà con ta.

Sưa là một loại cây gỗ có thân cao và được nhiều nơi trồng làm cây bóng mát. Ở Hà Nội trước đây, có rất nhiều cây sưa được trồng trong các công viên và các đường phố. Nó là loại gỗ quý được xếp vào nhóm 1A do Nhà nước quản lý.

Gỗ của nó có mùi thơm thoang thoảng như trầm hương. Sưa còn có tên là huỳnh đàn, huê mộc vàng, cẩm lai Bắc Bộ và có nơi còn gọi nó là cây trắc thối (vì rằng, hạt của nó nếu bị đốt cháy sẽ tỏa ra một mùi rất khó chịu).

Ngày xưa, vua chúa và quan lại thường dùng gỗ sưa để đóng các đồ nội thất cao cấp. Gỗ sưa vừa cứng, vừa dẻo và lại có hoa văn đẹp. Có người cho biết, người Trung Quốc thích lấy gỗ sưa để tạc tượng thần linh, tượng Phật và làm bàn thờ. Họ tin rằng, gỗ sưa sẽ đem lại niềm may mắn…

Cũng chính vì đòi hỏi quá lớn nên nhiều kẻ gian đã đánh tráo gỗ sưa đỏ với gỗ sưa trắng. Thực tế, cây sưa trắng chính là cây thàn mát. Thàn mát có ngoại hình rất giống với cây sưa đỏ (là loại cây mà người Trung Quốc rất muốn mua). Thàn mát có hoa màu trắng tuyền, trông rất đẹp (trong khi hoa của cây sưa đỏ có màu vàng nhạt hoặc vàng trắng). Đặc điểm dễ phân biệt nhất là ở lá chét: Cây sưa đỏ có lá chét mọc cách, còn cây sưa trắng (cây thàn mát) lá chét lại mọc đối. Bà con nên biết để phân biệt, tránh bị lừa.

 

 

Cố định cho sưa mọc thẳng, rong tỉa cành nhánh để lấy thân gỗ…

Sưa được nhân giống bằng hạt. Người ta thường thu hạt vào tháng 1-2. Sau độ 30-50 ngày thì đưa hạt đi gieo. Ta thường gieo từ tháng 2 đến tháng 4 (vào dịp đầu xuân). Vào thời điểm này nếu gặp rét, ta nên phủ nylon trắng lên luống để chống rét cho cây con. Khi cây đạt độ cao 40-50cm là có thể xuất vườn để đưa đi trồng.

Ta nên trồng sưa vào mùa xuân hay mùa thu. Nên tìm chỗ đất có độ dốc thoai thoải, không bị sũng nước để trồng. Đất phải có tầng canh tác dày ít nhất là 1m và không được quá khô hạn. Ta chọn những cây có chiều cao từ 40-50cm trở lên đem trồng, không nên trồng cây quá nhỏ. Ta nên trồng xen kẽ cây sưa với các loại cây lâm nghiệp khác như lát hoa, sao đen, sấu, keo lai… với mật độ 2.000 cây/ha (trong đó 50% là cây sưa).

Kỹ thuật trồng sưa cũng giống như trồng các loại cây lâm nghiệp khác. Chỉ có điều, nhớ xén tỉa bớt các nhánh phụ để cây tập trung vươn thẳng. Hàng năm định kỳ làm cỏ, xới xáo và bỏ thêm phân cho cây…

Điều quan trọng nhất là bà con phải tìm các cơ sở uy tín, có địa chỉ rõ ràng và có cam kết thì mới nên mua giống sưa…

Gỗ sưa dùng làm gì? Giá trị thực của gỗ sưa đỏ

Gỗ sưa đỏ, một số nơi gọi là gỗ huê, gỗ huỳnh, gỗ trắc là gỗ thuộc nhóm IA trong sách đỏ Việt Nam, cấm khai thác mục đích thương mại từ năm 1994.

Đây là loại gỗ cực kỳ quý hiếm, hiện nay cây mọc hoang trên rừng rất ít, hầu như là đã bị khai thác hết. Do người dân săn lùng loại gỗ này ráo riết với mong muốn đổi đời. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên đều có giá hàng chục tỷ đồng “gỗ sưa trăm tỷ”, một số lượng nhỏ cây sưa đỏ nằm trong các công viên, nhà chùa,… được trông coi cẩn thận, nhưng vẫn phải đối mặt với “sưa tặc” bất cứ lúc nào.

 

 

Cây sưa đỏ trăm tỷ tại công viên Bách Thảo

Thời gian gần đây rộ lên những vụ chặt trộm Gỗ sưa làm xôn xao dư luận – báo chí hàng ngày đưa tin về những vụ trộm cây gỗ sưa trị giá hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Xôn xao nhất đó là vụ chặt gỗ sưa tại vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bằng.

 

Ảnh về vụ trộm gỗ sưa tại Phong Nha – Kẻ Bằng

 

Tổng giá trị số gỗ sưa tại đây ước tính trên 1000 tỷ đồng. Tổng số gỗ thu được trên 670 kg, hiện vẫn chưa tính toán được chính xác còn bao nhiêu kg gỗ đã được tuôn ra ngoài và tiêu thụ. Theo một số người trong địa phương thì đã có 2/3 tổng số gỗ đã được mang đi tiêu thụ. Hiện 11 người bị nghi là thủ phạm đốn gỗ sưa vẫn mất tính. Và đáng lưu ý hơn, qua điều tra lực lượng chức năng đã vạch ra một số cán bộ kiểm lâm có kết cấu với sưa tặc nhằm trục lợi cho cá nhân. Điều này vẫn đang được các cơ quan công an làm rõ.

Vì sao gỗ sưa lại có giá trị như vậy?

Cách đây một thời gian, từ sau nhiều vụ trộm chặt gỗ sưa bán sang Trung Quốc, 1 phái đoán gồm các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam sang Trung Quốc tìm hiểu thực hư về cây sưa cùng giá trị của nó, nhưng chuyến đi thất bại hoàn toàn. Sau 1 thời gian tìm hiểu thì đáp án vẫn chưa có câu trả lời đúng.

Phải nói là rất đáng xấu hổ khi một nhóm nhà khoa học sang tận Trung Quốc tìm hiểu về gỗ sưa, nhằm đưa ra thông tin chính thức về công dụng của loại gỗ này, nhằm định hướng dư luận, song kết quả gần như thất bại hoàn toàn. Câu hỏi, người Trung Quốc thu mua loại gỗ này để làm gì lại càng chìm vào bí ẩn, huyễn.

Trên các diễn đàn mạng của Việt Nam một thời, người ta đồn thổi không biết bao chuyện huyễn hoặc về gỗ sưa. Rằng, người Trung Quốc mua gỗ sưa bán cho giới mafia, để chúng nghiền thành bột, pha trộn với ma túy, để tăng lợi nhuận mà vẫn giữ được công dụng của ma túy. Rồi, các đại gia Trung Quốc thu mua gỗ sưa làm chất ướp xác, làm bùa ngải hại người. Thậm chí, hài ước đến nỗi, người ta còn đồn rằng, người Nhật mua gỗ sưa ép lấy dầu dùng cho việc… phóng tàu vũ trụ!

Hương liệu ướp xác, pha chế ma túy – Không có cơ sở

Nhiều luồng tin cho rằng, các “đại gia” Trung Quốc, Hồng Kông dùng Huê mộc vàng để ướp xác sau khi tạ thế, còn giới mafia thu mua nghiền thành bột, cô đặc pha trộn với ma tuý theo một tỉ lệ nhất định để tăng lợi nhuận… khiến “cơn sốt” săn tìm loại gỗ này thêm nóng bỏng.

Để làm rõ thông tin gỗ sưa có được dùng như một hương liệu phục vụ trong ướp xác và sự thật trong các ngôi cổ mộ đã được khai quật ở Việt Nam dùng gỗ sưa như là một hương liệu bảo quản xác chết hay không, chúng tôi đã tìm gặp Phó giáo sư, tiến sỹ, nhà nhân chủng học Nguyễn Lân Cường.

Ông cho biết: “ướp xác là phải cây có tinh dầu thơm, Cây sưa không có đặc tính ấy. Nói là nghiền để ướp xác thì tôi không tin”. Ông cũng cho biết: Gỗ dùng trong các ngôi mộ hợp chất có xác ướp đã được khai quật ở Việt Nam đã xác định là Hoàng đàn rủ, có tên gọi cũ là Ngọc am và tên la tinh là Cupressus funebris (Trung Quốc gọi là San mộc)

Giá trị thực của gỗ sưa

Qua nhiều lần tiếp xúc, buôn bán với người Trung Quốc, tôi có được chút ít thông tin về công dụng của gỗ sưa. Theo lái buôn người Trung Quốc, gỗ sưa được thu mua về chủ yếu làm đồ gia dụng, bàn thờ, tượng phật – mang tính phong thủy.

Người Trung Quốc vẫn thường nói với nhau về câu chuyện gỗ sưa. Họ kể rằng, trong những lần khai quật mộ vua chúa khi xưa, thì nhận thấy quan tài được làm bằng gỗ sưa. Vật dụng trong nhà dành cho hoàng thân quốc thích cũng thường được sử dụng bằng loại gỗ này.

Bộ bàn ghế gỗ sưa nhà Thanh có giá hàng tỷ đồng

 

Gỗ sưa có độ bền cực kỳ cao, ngâm trong bùn, trong nước nhiều năm vẫn không hề bị thấm nước hay mục nát lại không bay mùi hương, đặt ngoài nắng cũng không hề co nứt. Bởi vì thế mà từ xưa, ở Trung Quốc người ta đã ưa chuộng. Người ta còn quan niệm rằng, gia đình dù giàu có đến mấy, cuộc sống có vương giả đến mấy mà trong nhà không có vật dụng làm bằng gỗ sưa thì cũng chưa đạt đến đẳng cấp thượng lưu.

 

Ấm chén làm bằng gỗ cây sưa đỏ

 

Vòng hạt được làm từ gỗ sưa đỏ

Sản phẩm từ gỗ sưa được rao bán nhiều trên các trang web thương mại điện tử của Trung Quốc như Alibaba.com, Taobao.com,… Hiện ở Việt Nam đã có 1 số trang web chuyên bán gỗ sưa.

Sản phẩm gỗ sưa đỏ được bán trên Alibaba.com

Sau thời gian thị trường Trung Quốc náo loạn vì các sản phẩm từ gỗ cây sưa đỏ, giờ họ nhận ra rằng, các sản phẩm gỗ sưa có mặt ở Trung Quốc chủ yếu đến từ Việt Nam, chứ không phải gỗ sưa xịn Hải Nam. Chính vì thế, thời điểm này, cơn sốt gỗ sưa đã tạm lắng. Giá gỗ sưa đã rẻ hơn thời điểm đỉnh cao năm 2007 rất nhiều.

 

Người chịu trách nhiệm: Bùi Mạnh Tuấn
Địa chỉ: Số 3 ngõ 210 Đường Láng, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội
Điện Thoại: 02435627539.
Di Động: 0903559866. 0967559866. 0917559866.
Email: dogo24h@gmail.com
Số ĐKKD: 01E8018324/ UBND Quận Đống Đa cấp. Mã Số Thuế: 8357955391
Thời gian làm việc sáng: 8h00 - 13h, chiều: 14h - 20h. Tất cả các ngày trong tuần
(Bản đồ chỉ dẫn)